Mẫu Trang phục Đám Cưới Hàn Quốc Truyền Thống và Cách Tân
Như chúng ta đã biết trang phục đám cưới Hàn Quốc theo truyền thống chính là những bộ hanbok đầy sắc màu. Hanbok được người dân Hàn sử dụng từ xa xưa. Theo thời gian, những chiếc hanbok được cách tân để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Hanbok cổ điển dành cho cô dâu và hanbok cách tân có những đặc điểm gì? Hãy cùng khám phá nhé.
Xem thêm:
- Mách bạn MẸO chụp ảnh cưới Hàn Quốc trong studio ĐẸP lung linh
- Những lưu ý khi chụp ảnh cưới trong studio theo phong cách Hàn Quốc
Mẫu trang phục Hanbok cho cô dâu theo phong cách truyền thống
1. Chất liệu
Trang phục đám cưới Hàn Quốc truyền thống dành cho cô dâu sẽ được trang trí những họa tiết mang ý nghĩa may mắn và màu sắc sặc sỡ, đường kẻ đơn giản và không có túi. Thủa xưa khi ở Hàn còn tình trạng phân chia tầng lớp thì chất liệu và màu sắc của bộ hanbok sẽ được may theo từng giai cấp trong xã hội. Thông thương, hanbok cô dâu của tầng lớp thượng lưu sẽ được dệt từ cây gai hoặc làm từ loại vải nhẹ cao cấp. Còn cô dâu là người dân bình thường thì chỉ được mặc hanbok may từ chất liệu vải bông thông dụng.
Chất liệu của hanbok còn tùy thuộc vào thời tiết các mùa. Thời tiết hè nóng bức, người ta thường chọn chất liệu vải mỏng, nhẹ thấm hút mồ hôi để cơ thể không bị nóng và thoải mái hơn. Mùa thu hanbok lại được may bằng vải lụa tơ mềm mại, bóng óng vì khi đi lại sẽ tạo ra âm thanh xào xạc như đang đi trên những đám lá khô. Còn mùa đông, khí hậu Hàn Quốc cực kỳ lạnh nên những bộ hanbok vải bông dày là lựa chọn hàng đầu được mọi người sử dụng. Thậm chí ở phương Bắc, người dân nơi đây còn may thêm lớp lông ở trong vải áo để giữ ấm cho cơ thể tốt nhất.
2. Cấu tạo
Một bộ hanbok cô dâu truyền thống gồm có ba phần là áo (còn gọi là Jeogori), nơ (gọi là Otgoreum) và phần váy (hay Chima) dành cho nữ hoặc quần (được gọi là Baji) dành cho chú rể. Theo quan niệm của người dân xứ sở kim chi, phần tay rộng của áo Jeogori mang ý nghĩa no ấm, đầy đủ và đại diện cho tính cách của người Hàn Quốc. Tương tự vậy, chiếc váy rộng thể hiện cho sự tự do và không gian thoáng đãng.
Người Hàn Quốc từ xưa đến nay có xu hướng đề cao sự tinh tế, bởi vậy trang phục đám cưới Hàn Quốc cũng thường được thiết kế nhằm toát lên vẻ đẹp cơ thế của cô dâu chú rể.. Hanbok có thiết kế phần trên hẹp thể hiện vẻ đẹp của nửa thân trên; sau đó được mở rộng dần về phía dưới giúp di chuyển linh hoạt , dễ dàng đồng thời tôn lên dáng đi uyển chuyển của người phụ nữ.
3. Họa tiết
Trên những bộ hanbok dành cho cô dâu được thêu những họa tiết may mắn theo quan niệm dân gian của người Hàn. Họa tiết rồng, phượng hoàng, hươu cao cổ, hay rùa thường là biểu hiện cho điềm lành và sự may mắn. Họa tiết bướm hay hoa cúc mang ý nghĩa trường thọ. Nếu trên áo thêu dơi sẽ biểu tượng cho sự sinh sản. Họa tiết hoa lan đại diện cho tình bạn. Cây tre sẽ biểu hiện cho lòng trung thành của con người.
Hoa mai thể hiện lòng dũng cảm, sự đức độ. Hoa sen thể hiện sự thanh khiết. Quả nho có hình dáng trùm sẽ mang ý nghĩa sự sinh sản tốt. Còn hoa mẫu đơn biểu trưng cho sự phú quý, giàu sang. Họa tiết núi, nước, tảng đá có ý nghĩa về sự bất biến. Và họa tiết mây sẽ tượng trưng cho ước mơ của con người về hạnh phúc, về hoài bão và về sự vĩnh cửu. Các hoa văn này thường được may tỉ mỉ, khéo léo và có màu sắc đa dạng để tôn lên vẻ đẹp của cô dâu chú rể, giúp cặp đôi thật nổi bật trong ngày đặc biệt của mình.
Mẫu trang phục Hanbok cho cô dâu theo phong cách cách tân ngày nay
Ngày xưa là vậy, mọi thứ từ chất liệu, màu sắc hay hoa văn may trên váy áo đều có sự phân biệt tầng lớp giai cấp. Còn ngày nay, với sự tiến bộ của xã hội, chất liệu làm nên bộ hanbok đám cưới không chỉ hai loại trên mà còn được may từ những chất liệu vải muslin, vải lụa, satin… Tùy vào sở thích của mình mà cô dâu có thể chọn bất kỳ loại vải may nào mà mình muốn.
Để phù hợp hơn với thời đại mới, hanbok - trang phục đám cưới Hàn Quốc được cách tân đơn giản hơn và gọn nhẹ hơn để thuận tiện đi lại và sinh hoạt. Để cách điệu, các nhà thiết kế còn tạo thêm bèo nhún cho bộ hanbok cô dâu thêm thướt tha, yêu kiều.
Hanbok ngày nay có hai loại phổ biến là Saenghwal và Gaeryang. Khác với xưa, cả hai loại này đều được thiết kế một cách đơn giản hơn so. Về chất liệu và hoa văn ít có sự thay đổi, cơ bản vẫn giữ lại nét truyền thống xưa nhưng kết cấu thì có phần khác hơn so với Hanbok trước. Hanbok cổ điển có jeogeori dài ngang eo và cạp trên của chima sẽ cao đến đó thì hanbok tân thời lại có jeogori được rút ngắn lại vừa đủ che hết ngực, còn cạp của chima sẽ được nâng cao lên đến quá ngực, độ dài thì được giảm bớt hơn một chút.
Mục đích sử dụng của hai loại hanbok này là khác nhau vì vậy nét cách tân cũng sẽ có sự khác nhau nhất định. Đối với Saeghwal được thiết kế để thuận tiện hơn trong sinh hoạt thường nhật. Gaeryang hanbok thì được nhấn mạnh vào vẻ ngoài thời trang bắt mắt hơn với những cách tân táo bạo như tay áo của jeogori sẽ được làm thay tay bồng, cắt ngắn hoặc bỏ hẳn đi cùng phần cổ áo để lộ vai của cô dâu. Còn chima thì được xẻ tà cao hoặc được rút ngắn đi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của hanbok truyền thống là phần nơ otgoreum.
Dù thay đổi thế nào đi chăng nữa, trang phục đám cưới Hàn Quốc vẫn giữ được nguyên nét đẹp đặc trưng truyền thống và mang ý nghĩa tiềm ẩn sâu xa. Dù trải qua cuộc cách tân vô cùng độc đáo để phù hợp tối đa nhu cầu của cuộc sống hiện đại nhưng hanbok vẫn mãi là nét văn hóa, niềm tự hào dân tộc của người Hàn.
Nguồn: https://nupakachi.com/