{Bật Mí] Sự tích Phượng Hoàng Cổ Trấn Và Những Điều Bạn Chưa Biết

Mục lục (Ẩn / Hiện)

Sự tích Phượng Hoàng Cổ Trấn luôn thu hút sự quan tâm của mọi người. Chuyện về những cây cầu ở đây cũng tạo nên điểm lý thú cho địa điểm hấp dẫn này. Không chỉ gắn kết hai bên bờ sông, những cây cầu này còn là nét đặc trưng văn hóa của cổ trấn, là điểm đến được nhiều người ưa chuộng.

Xem thêm:

Sự tích Phượng Hoàng Cổ Trấn

sự tích Phượng Hoàng Cổ Trấn

Phượng Hoàng cổ trấn là tên của một trấn nhỏ có lịch sử 1.300 năm và có vị trí ở bên bờ sông Đà. Sự tích Phượng Hoàng cổ trấn gắn liền các những cây cầu được xây dựng với nhiều kiểu dáng từ nhiều vật liệu khác nhau. Có cả chục cây cầu bắc qua đoạn sông ngắn chảy qua cổ trấn và đằng sau mỗi cây cầu sẽ là một câu chuyện dài để kể. Các hình thái thời tiết được đặt tên cho những cây cầu lớn như: tuyết (Tuyết Kiều), cầu vồng (Hồng Kiều), gió (Phong Kiều), mưa (Vũ Kiều), sương mù (Vụ Kiều), mây (Vân Kiều),… Thật là điều thú vị phải không nào?

sự tích Phượng Hoàng Cổ Trấn

Theo truyền thuyết, ngày xưa có hai anh em mồ côi cha mẹ, họ cùng yêu một cô gái tên là Kiều Kiều vì vậy phải thi hát đối để chọn người hát hay hơn. Ai hát hay hơn người ấy sẽ lấy nàng Kiều làm vợ. Và kết quả là người em thắng, còn người anh bỏ xứ ra đi. Sau khi người anh ra đi, người em đã suy nghĩ tới việc anh trai đã sống với mình từ nhỏ và biết rằng mình hát hay hơn nhưng vẫn đề nghị thi hát, điều đó cho thấy người anh có ý nhường cho mình nàng Kiều. Nghĩ vậy mà thấy thương anh, người em cũng ra đi bỏ xứ, chỉ còn nàng Kiều Kiều sống vậy mà không lấy chồng nữa. Đó là sự tích được truyền lại nhiều đời nay ở cổ trấn Phượng Hoàng. Dưới đây sẽ là những câu chuyện liên quan đến các cây cầu ở cổ trấn này.

  • Cầu Vân Kiều

Cầu Vân Kiều gắn liền với sự tích Phượng Hoàng Cổ Trấn có một vẻ đẹp huyền bí, nhất là vào những ngày trời mù sương, vẻ đẹp đó như ẩn như hiện tựa ảo ảnh. Thấp thoáng dưới lòng sông có bóng thuyền lướt trên mặt nước mà tựa như đang cưỡi mây đạp gió, khiến du khách mơ màng như đến chốn tiên cảnh.

sự tích Phượng Hoàng Cổ Trấn

  • Cầu Vụ Kiều

Đây là cây cầu của sương mù, cũng là ranh giới phân chia Phượng Hoàng cổ trấn làm hai bên. Một bên cổ kính, bên còn lại là hiện đại. Bên cổ kính có lịch sử hơn 1.300 năm với ngôi nhà đá xám kiên cố và những ngôi nhà sàn bằng gỗ ven sông. Còn bên kia cầu ngược lại, đó là hình ảnh của thị trấn hiện đại với những dãy nhà biệt thự liền kề bề thế, sang trọng. Dọc theo cây cầu là một con đường nhựa khang trang, sạch đẹp chạy qua nối liền hai bên bờ.

  • Phong Kiều

Cầu Phong Kiều thu hút du khách nhờ khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cây cầu nổi bật với nền đá trắng, mái nâu rêu phong trên nền rừng núi xanh ngắt và màu gỗ nâu đỏ của những ngôi nhà ngay phía sau. Cảnh tượng vừa hiên ngang phóng khoáng lại đượm chút trầm ngâm, hấp dẫn.

sự tích Phượng Hoàng Cổ Trấn

  • Cầu Hồng Kiều

Hồng Kiều có kiến trúc vô cùng độc đáo. Cây cầu được ví như tòa nhà có hình dáng giống một chiếc thuyền với hai tầng: tầng dưới là nơi buôn bán, tầng trên là bảo tàng nghệ thuật. Đứng từ cầu Hồng Kiều, phóng tầm mắt, bạn có thể ngắm nhìn trọn vẹn cảnh sắc tuyệt đẹp của trấn cổ. Hãy nhắm mắt lại, thả hồn vào gió núi, bạn sẽ cảm nhận được mọi sự tích Phượng Hoàng Cổ Trấn đã được nghe qua như đang hiện lên trước mặt.

  • Cầu Tuyết Kiều

Đây là một trong bốn cây cầu nổi tiếng “Tuyết - Vũ - Vụ - Phong” của họa sĩ Hoàng Vĩnh Ngọc - họa sĩ đương đại xuất chúng thiết kế và bỏ vốn đầu tư. Sở dĩ người họa sĩ tài ba này dành hết tâm sức vào cây cầu này bởi Phượng Hoàng cổ trấn không chỉ là nơi đã lưu giữ lại những ký ức tuổi thơ hạnh phúc của ông mà còn là nguồn cảm hứng vô tận trên con đường sáng tác nghệ thuật của người nghệ sĩ này.

sự tích Phượng Hoàng Cổ Trấn

  • Tháp Vạn Dân

Tháp Vạn Dân hay còn được biết đến với tên chùa Vạn Dân là một ngôi chùa tháp xây dựng vào thời những năm 1368 - 1644 dưới thời nhà Minh và mới được trùng tu vào những năm gần đây. Tòa tháp này là một khối kiến trúc hình lục giác có bảy tầng và làm bằng gạch dưới bàn tay tài hoa của họa sĩ Hoàng Vĩnh Ngọc - một người họ hàng của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc đó là Thẩm Tòng Văn.

Với những vẻ đẹp rêu phong, cổ kính của mình, Phượng Hoàng cổ trấn không chỉ thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, giải trí mà còn được rất nhiều cặp cô dâu chú rể Việt Nam đặt chân đến để thực hiện album ảnh cưới của mình. Nếu bạn có ý định đến cổ trấn này để chụp những bức hình cưới lung linh, huyền ảo cũng như đến để trải nghiệm những gì đã nghe, đã biết về sự tích Phượng Hoàng Cổ Trấn, về những chiếc cầu xinh đẹp thì hãy liên hệ với Nupakachi nhé. Chúng tôi sẽ tư vấn, lên lịch trình và thực hiện hóa ý tưởng của bạn thành hiện thực.

Các tin khác